Chữa bệnh chàm khô và chàm chưa bao giờ dễ đến thế

Bệnh chàm khô tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, thẩm mỹ và rất khó chịu. Có nhiều cách chữa bệnh chàm khô. Chẳng hạn như sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng theo một số cách đơn giản từ tự nhiên để trị bệnh chàm khô cũng rất hiệu quả, an toàn. Các bạn có thể tham khảo ngay các cách được giới thiệu dưới đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô có những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và phân biệt với các bệnh ngoài da khác. Bệnh chàm khô xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như sau:
>> thuốc chữa bệnh chàm
  • Ban đầu trên da xuất hiện các mảng tẩy đỏ, ngứa kèm theo nóng rồi sưng phù. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.
  • Mụn nước hình thành có kích thước nhỏ như đầu đinh hoặc to nhưng bọng nước thành từng mảng dày.
  • Mụn nước vỡ ra do người bệnh gãi hoặc do cọ xát tự nhiên, dịch chảy ra có màu vàng. Chỗ bọng nước vỡ ra tạo thành mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
  • Các lớp vảy dày trên da sau khi mụn nước bị vỡ sẽ bong ra. Da chỗ đó bóng nhẵn và mỏng hơn. Lớp da mới tái tạo này sẽ tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày. Sau một thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo. Bởi vì tổn thương ở lớp thượng bì.

Kèm theo các giai đoạn phát triển của bệnh là biểu hiện ngứa. Cường độ ngứa tăng dần từ nhẹ tới nặng là các cơn ngứa dữ dội ảnh hưởng là xáo trộn sinh hoạt, tâm lý. Nhất là khi gãi có thể gây viêm nhiễm cho da khiến da càng bị tổn thương hơn.

Các giai đoạn của bệnh chàm khô
Vì mỗi giai đoạn của bệnh chàm khô lại có cách điều trị khác nhau và bệnh chàm khô có nguy hiểm không, nên bạn cần biết rõ các giai đoạn của bệnh để áp dụng đúng cách điều trị như:

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này hay còn gọi là giai đoạn mới nhiễm bệnh, các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này đang còn khá nhẹ như: da nổi ban hồng, phù nề và kèm theo tiết dịch, đau rát nhẹ.
  • Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn bệnh đã gặp phải viêm nhiễm khuẩn nghiêm trọng, da bị sừng hóa trở nên khô ráp, gây cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng khi đó việc cần thiết là bạn nên dùng các loại thuốc bôi làm mềm chống khô da.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm khô hiệu quả
Theo Đông y các bệnh ngoài da chủ yếu là do phong gây ra, áp dụng vào từng mức độ của bệnh mà các thầy thuốc sẽ cắt các bài thuốc phù hợp điều trị bệnh chàm hiệu quả. Theo đó Đông y chia ra các bài thuốc chữa bệnh chàm chủ yếu là cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa
1. Bài thuốc ngâm rửa
Nhờ các chất có trong các vị thuốc như: Ngải cứu, kinh giới, phèn xanh, vỏ núc nác, xà sàng tử… sau đó bạn cho các vị thuốc trên vào khoảng 2-3 lít nước và dùng để đun sôi trong vòng 20 phút thì lấy ra để ấm thì hãy ngâm vùng da bị chàm khô ngự trị, ngâm liên tục khoảng 15 phút và mỗi ngày thực hiện 1 lần và ngâm liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh chàm khô biến mất nhanh chóng.

Dùng dưa chuột
Dưa chuột (dưa leo) có chứa nhiều vitamin, lượng nước và khả năng chống viêm, làm mềm da rất tốt. Vậy nên thích hợp dùng để loại bỏ các vết chàm. Cách dùng dưa chuột chữa bệnh cũng rất đơn giản có thể ai cũng biết và sử dụng. Bằng cách cắt lát mỏng đắp lên vùng da bị bệnh, để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 3 – 4 lần/ ngày. Kiên trì áp dụng sẽ cho thấy hiệu quả.
Cây đàn hương
Dùng bột gỗ cây đàn hương để chữa bệnh chàm rất tốt. Giúp làm giảm và khắc phục các triệu chứng bệnh. Thông thường chị em phụ nữ vẫn dùng bột gỗ đàn hương làm nguyên liệu dưỡng da, trị mụn rất tốt. Để chữa bệnh chàm khô bằng gỗ đàn hương các bạn làm như sau: Lấy một lượng bột gỗ đàn hương trộn với nước sao cho tạo thành dạng hỗn hợp sền sệt. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho vùng da bị bệnh thì dùng hỗn hợp bôi lên da, để 10 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách làm này 1 lần/tháng.
Dùng muối 
 Muối vừa có tính kháng khuẩn vừa giúp tăng cường độ ẩm cho da rất tốt. Hơn nữa đây lại là nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp nên bạn có thể thận dụng bất cứ lúc nào sẽ rất lý tưởng để chữa da bị chàm khô. Bạn có thể thực hiện như sau: Bạn pha muối vào nước tắm. Có thể cho thêm vào đó chút tinh dầu oải hương rồi ngâm mình khoảng 20 phút. Sau đó tắm lại với nước và lau khô bằng khăn mềm. Cuối cùng hãy bôi kem dưỡng ẩm cho da. Với cách này bạn có thể áp dụng 2-3 lần/tuần.
 Lá Lô hội (lá Nha đam)
Nha đam có chứa tinh chất giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đồng thời chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng da mềm mại. Giúp loại bỏ lớp da khô bong tróc và giảm ngứa rất tốt. Bạn lấy gel trong lá nha đam bôi lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ rồi để khô tự nhiên. Sau đó rửa lại với nước ấm. Áp dụng biện pháp này 2 lần/tuần. Bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bệnh chàm khô ở chân
Dùng nghệ
Nghệ là nguyên liệu tự nhiên đặc biệt tốt để chữa các bệnh ngoài da. Tinh nghệ có chứa thành phần chính là chất curcumin. Đây là một chất oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch da rất tốt. Để chữa bệnh chàm bằng nghệ, các bạn có thể áp dụng theo 2 cách như sau: Cách 1: dùng bột nghệ hòa với nước để uống hoặc ngâm rửa cho vùng da bị chàm. Áp dụng thường xuyên theo cách này rất đơn giản mà hiệu quả, phòng bệnh tái phát. Cách 2: kết hợp dùng bột nghệ với sữa tươi tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp đó lên da 2 lần/ngày.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa cũng có tác dụng kháng khuẩn nhờ có chứa lượng axit béo. Đặc biệt hàm lượng vitamin E dồi dào giúp dưỡng ẩm cho da. Làm giảm tình trạng da khô bong tróc. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày. Kết hợp nên dùng dầu dừa để chế biến với đồ ăn hàng ngày, hoặc chế biến vào đố uống.
Xem thêm những cách chữa bệnh hay nữa tại: http://bacsidongygioi.com